• info@vietsea.asia
  • Công ty Cổ phần Phim truyện 1, 151 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Vai trò của người quản trò trong hoạt động teambuilding

Vietsea Events & Team Building, 26/04/2017

Vai trò của người quản trò trong hoạt động teambuilding

Người quản trò luôn được coi là linh hồn của hoạt động teambuilding. Sở dĩ có nhận định đó là vì họ ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của cả chương trình.

Vai trò của người quản trò

Một chương trình teambuilding dù được chuẩn bị chu đáo đến đâu nhưng người dẫn chương trình thiếu kĩ năng cơ  bản hay ăn nói kém duyên thì đều đổ bể. Cùng với đó là công sức cố gắng của bao nhiêu con người sẽ tan thành mây khói. Không chỉ thế, việc tổ chức chương trình không thành công theo ý muốn còn ảnh hưởng đến cả uy tín của cả công ty. Khách hàng trong chương trình đó và cả những khách hàng tiếp theo sẽ e ngại và băn khoăn khi mỗi khi có ý định hợp tác. Chỉ một  vết nhơ nhỏ nhưng sức  ảnh hưởng lan tỏa của nó là không thể xem thường. Chính vì vậy, trước mỗi chương trình, người quản trò là đối tượng được chọn lựa kĩ càng nhất. Đồng thời họ cũng phải cố gắng nhiều nhất để một chương trình kết thúc tốt đẹp.

Tố chất cần có của một người quản trò giỏi

Quản trò team building là một công việc khá đặc thù. Vì vậy, những tố chất cần có để tạo nên một người quản trò giỏi cũng đặc biệt không kém:

  • Khả năng quan sát nhanh: Việc chỉ đạo một trò chơi có hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người tham gia thì người quản trò bắt buộc phải có khả năng quan sát rất tốt. Nếu không, bạn sẽ không thể bắt kịp các hoạt động đang diễn ra trong chương trình. Ngoài ra, trong các trò chơi sẽ có sự tranh đua thắng thua, do vậy khả năng quan sát cũng giúp  bạn trở thành một trọng tài viên công tâm và công bằng với tất cả các đội.
  • Xử lí tình huống nhanh nhẹn: Mọi hoạt động trong chương trình teambuilding không phải lúc nào cũng có thể diễn suôn sẻ.  Nhiều tình huống không mong muốn có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Nhất là đối với các hoạt động mang tính mạo hiểm cao hay diễn ra trong những địa hình hiểm trở. Lúc này, vai trò của người quản trò trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, nếu có người bị thương thì bạn phải biết cách sơ cứu hoặc gọi  điện đến đội cứu hộ. Còn nếu không may xảy ra cháy nổ thì bạn phải biết cách hướng dẫn mọi người đến nơi an toàn đồng thời gọi điện cho cơ quan chức năng để giải quyết.
  • Giọng nói tốt: Một người quản trò có giọng nói dễ nghe, truyền cảm sẽ gây được ấn tượng và sự chú ý của mọi người. Nếu bạn sở hữu  thêm tính cách hài hước và có thể pha trò trong lúc dẫn dắt lại thêm một điểm cộng nữa. Ngoài giọng nói, bạn cũng phải biết cách diễn đạt đến người chơi những nội dung sao cho dễ nghe  và dễ hiểu nhất.
  • Thông minh: Một người quản trò thông minh sẽ biết cách tạo ra những chương trình thú vị, cuốn hút thay vì những chương trình mà người chơi cảm thấy nhàm chán trước đó. Đồng thời, đối với những chương trình có thể vận dụng kiến thức như lịch sử, địa lí, toán học thì cũng có thể áp dụng một cách linh hoạt và thuyết phục.
  • Nhiều tài lẻ: nếu bạn có thể hát, múa, nhảy hay đàn thì sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình làm việc. Đây là những khả năng giúp bạn trở nên khác biệt và được chú  ý hơn trước những đối thủ khác cùng ngành nghề.

Một người quản trò giỏi trong hoạt động teambuilding ngoài những tố chất có sẵn còn phải không ngừng học tập và rèn luyện nghiêm túc. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với rất nhiều áp lực và khó khăn trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, với những người nhiệt huyết và yêu nghề thì họ luôn có cách để vượt lên tất cả.

 

Chia sẻ :
Nhận xét đánh giá